[Ngừa Chấn Thương] Người Bị Đau Lưng Có Thể Tập Nặng Không? Phân Tích Dưới Góc Nhìn Vai Trò Của Cơ

Sang Nguyen
Đăng ngày 26/03/2020
522 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

Gặp phải đau nhức là điều rất phổ biến trong cuộc sống. Ở một báo cáo thống kê năm 2016 của Hoa Kỳ, phát hiện ra rằng cứ 2 người thì có một người gặp phải vấn đề đau nhức mãn tính, trong số đó có tới 1/6 người bị đau từ trung bình đến nặng. Nhiều người trong số này có rất nhiều lý do để muốn tập thể dục và phải tập thể dục, chẳng hạn như huấn luyện viên thể dục, vận động viên, người chạy bộ hoặc những người đam mê thể thao. Và có thể tồn tại một câu hỏi mà ai cũng muốn biết đáp án: Có thể tập thể dục trong khi bị đau nhức hay không?

Trong khóa học kéo dài 15 ngày “Kinetic Control- Movement Solution - Đào tạo kiểm soát chuyển động – Chiến lược giải quyết vận động”, đã đề cập đến những khái niệm có thể giúp độc giả trả lời câu hỏi trên.

Vậy khi bị đau lưng có thể tập nặng không? Câu trả lời là: hoàn toàn có thể. Bởi vì “nhóm cơ bị đau nhức” khác với “nhóm cơ khi tập luyện”. Nếu cơn đau của bạn có không có triệu chứng đau nhói, đau châm chít mà là đau nhức sau khi ngồi lâu, đau khớp và đau lâm râm, nhưng không có triệu chứng đau trong khi vận động, lúc này bạn thực sự có thể tập thể dục. Bởi vì cơ bắp gây nên đau lưng và cơ bắp sử dụng khi tập nặng là hai nhóm cơ khác nhau.

Nếu muốn tìm hiểu căn cơ của vấn đề, trước tiên bạn phải hiểu rõ hết tất cả 639 búi cơ bắp trong cơ thể. Tuy nhiên có thể phân thành 3 nhóm cơ chính, và hoạt động của con người có thể phân thành 2 loại chính.


3 Loại Cơ Bắp – 2 Loại Hoạt Động – Hiểu Nguyên Nhân – Giải Quyết Dễ Dàng



Cơ nằm sâu bên trong – Nhóm cơ giữ ổn định cục bộ (Local stabilizer) 

Nhóm cơ này nằm sâu trong cơ thể, rất gần với các khớp và rất nhỏ, như các cơ nhiều đầu, cơ bụng ngang, v.v. Nhóm cơ với các sợi nhỏ và gần với khớp như vậy, ngay cả khi bị co lại cũng không có cách nào thực hiện được các động tác. Nên vai trò chủ yếu là để giúp “ổn định” khi các nhóm xương chuyển động gần nhau. Nói cách khác, chức năng chính của nhóm cơ này là để ổn định mỗi đốt của cột sống và và các phần sâu bên trong của các khớp xương.


Cơ thực hiện động tác – Nhóm cơ chuyển động toàn diện (Global mobilizer)

Nhóm cơ chuyển động toàn diện hoàn toàn trái ngược với các nhóm cơ nằm sâu phía trong được đề cập ở trên. Nhóm cơ này như một “người khổng lồ” trong cơ thể với các búi cơ nằm bên ngoài, và thường có kích thước lớn hơn, ví dụ như cơ tứ đầu đùi và cơ tam giác dọc hai bên lưng , v.v. . Vì nhóm cơ bắp này ở rất xa các khớp và tương đối lớn, nên dù có lực rất mạnh mẽ nhưng rất khó để kiểm soát chính xác. Nói cách khác, chức năng chính của nhóm cơ này là để thực hiện các động tác.


Trung gian giữa nhóm cơ sâu bên trong và nhóm cơ phía bên ngoài là “Nhóm cơ ổn định toàn diện” (Global stabilizer) 

Nhóm cơ này nằm ở giữa các lớp cơ sâu và nông, và chức năng cũng là trung bình cộng trong việc giữ ổn định và thực hiện động tác của hai loại cơ trên. Một cách cụ thể hơn, chức năng chính của nhóm có này là “điều chỉnh chuyển động”, có vai trò như một chất bôi trơn, giúp cơ thể có thể thực hiện động tác một cách trơn tru mà không gây nên mất kiểm soát.



2 Loại Hoạt Động Chính Của Người:


Những hoạt động “ngưỡng thấp” trong sinh hoạt hằng ngày

Là những hoạt động có thể dễ dàng thực hiện trong cuộc sống hằng ngày mà không cần tốn quá nhiều sức lực, và cũng không để cơ thể “gồng gánh” quá nhiều. Ví dụ như đi bộ, chuyển mình khi ngủ, di chuyển lên xuống 1, 2 tầng lầu…


Những hoạt động “ngưỡng cao” trong lúc tập nặng 

Ngưỡng cao thì ngược lại. Những hoạt động này này đòi hỏi cơ thể phải dùng lực nhiều, đổ mồ hôi và rất mất sức, sẽ khiến bạn cảm nhận mạnh mẽ được sự tồn tại của cơ bắp, như các động tác squats, nâng tạ, chạy nước rút, v.v.


Các Tổ Hợp Đơn Giản 

Khi chúng ta thực hiện các hoạt động thường nhật đơn giản như đi bộ, chuyển mình, đi lên xuống cầu thang (hoạt động dưỡi ngưỡng), thì cơ thể chủ yếu sử dụng các “nhóm cơ giữ ổn định cục bộ” để ổn định cơ thể. Tỉ lệ sử dụng các “nhóm cơ chuyển động toàn diện” không nhiều.

Ngược lại, đối với các bài tập nặng (các hoạt động ngưỡng cao) như tập tạ hay chạy nước rút ngắn thì “nhóm cơ chuyển động toàn diện” sẽ hoạt động nhiều hơn, cho phép cơ thể chúng ta hoàn thành những thử thách này.


Tập nặng có thể trị đau lưng không?

Sau khi nắm vững các nguyên tắc trên, bạn có thể dễ dàng trả lời một câu hỏi khác: Tập nặng có thể chữa đau lưng không? Câu trả lời là: Không! Nguyên nhân cũng giống như có thể tập nặng khi đau lưng. Bởi vì hai hoạt động này sử dụng các nhóm cơ khác nhau, tập luyện cơ bắp không thể khiến cho các nhóm cơ sâu bên trong cơ thể học được cách co giãn, và cũng không thể rèn luyện được sự kiểm soát chuyển động chính xác.

Nhưng có thể bạn muốn hỏi: Tại sao nhiều người sau khi tập nặng hoặc tập thể dục thì cảm thấy các cơn đau đớn được xoa dịu? Những trường hợp đó chỉ áp dụng cho những người bị bệnh liệt giường, lâu ngày không vận động, chức năng của nhóm cơ bắp hoạt động toàn diện bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến bệnh nhân thậm chí cảm thấy đau đớn trong lúc đi bộ bình thường. Nếu gặp phải tình trạng như vậy, thì việc luyện tập có thể giúp tăng sức mạnh cơ bắp của nhóm cơ chuyển động toàn diện. Tuy nhiên, đây không phải là tình trạng trong tất cả các trường hợp. Trong hầu hết các trường hợp, các cơ nhóm cơ nằm sâu bên trong không được hoạt động, vì vậy nhiệm vụ ổn định cột sống sẽ do các cơ xung quanh đảm nhiệm. Nói cách khác, khi các nhóm cơ lớn nhận nhiệm vụ ổn định cơ thể, cơ thể sẽ trở nên tê cứng, nhưng vì không chuyển động, nên cũng sẽ không cảm thấy đau.

Mặc dù hiện tại không cảm thấy đau đớn, nhưng vấn đề có thể vẫn chưa được giải quyết. Vì vậy một số người sẽ không bị đau lưng sau khi tập nặng, nhưng không bao lâu sau khi tập thì cơn đau sẽ dần dần xuất hiện.


Bài viết do Running Biji biên dịch.